Tin tức

Liên hệ

Các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng phổ biến

Các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng giúp cho nhà tuyển dụng tư duy và định hình bộ khung và lựa chọn được ứng viên phù hợp cho vị trí cần tìm

Các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng  thường gặp được chúng tôi lựa chọn để cung cấp cho nhà tuyển dụng nhằm xây dựng và định hình được cho việc lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Hãy cùng Headhunt tìm hiểu qua bài viết sau:

 

05 cau hoi kho ung vien

Câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

Các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng phổ biến thường gặp

Thông thường phỏng vấn sẽ một trong những lựa chọn của nhà tuyển dụng nhằm xác định được những viên đã được sàng lọc thông qua hồ sơ, có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp mình. Công việc này có thể kết hợp với các công cụ khác như bài kiểm tra đánh giá, thử thách chuyên môn ... để xác định đúng nhất về ứng viên.

Để một buổi phỏng vấn ứng viên có chất lượng và hiệu quả, nhà tuyển dụng cần nắm được các loai câu hỏi phỏng vấn như sau:

Câu hỏi phỏng vấn đóng

Các câu hỏi này sẽ yêu cầu ứng viên trả lời có hoặc không hoặc một thông tin cụ thể và chính xác. Ví dụ bạn đã làm công việc này bao nhiêu lâu ? bạn giành giải thưởng ngôi sao bán hàng bao nhiêu lần ...vv Thông tin từ các dữ kiện này có thể đối chiếu với hồ sơ ứng viên hoặc người tham chiếu để đảm bảo tính đồng nhất

 

Câu hỏi phỏng vấn mở

Ngược lại với mẫu câu hỏi đóng, nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi mở để mong muốn ứng viên diễn đạt các suy nghĩ, ý tưởng, ý kiến một cách bao quát và rộng hơn. Ví dụ nhà tuyển dụng sẽ hỏi: Đồng nghiệp của bạn mô tả về bạn như thế nào ?

 

Câu hỏi hành vi

Đây là dạng câu hỏi mở nhưng tập trung về những phản hồi của ứng viên về một sự kiện, việc làm trong quá khứ hoặc chờ đợi trong tương lai. Ví dụ câu hỏi: kể cho tôi về thời gian khi bạn .... ? Cho tôi tình huống khi bạn ...? 

 

Với mỗi kiểu câu hỏi, bạn có thể tìm thêm qua các các mẫu câu dưới đây

MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỔ BIẾN

1.khởi động

Thông thường giai đoạn mở đầu tạo không khí thoải mái, nhà tuyển dụng có thể sử dụng những câu hỏi như

- bạn có thể giớ thiệu qua về bản thân?

- Lý do gì bạn ứng tuyển vị trí này?

- Từ gì để mô tả về bạn ?

- Bạn biết tin về vị trí tuyển dụng này qua đâu ?

 

 2.Thông tin kỹ năng, trình độ chuyên môn

 Tại phần này bạn sẽ muốn tìm hiểu thông tin về các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và kinh nghiệm đã trải qua để xem có phù hợp với vị trí tuyển dụng không. Nó có thể bắt đầu khai thác thông tin thông qua CV và hỏi cụ thể hơn ở những lĩnh vực chuyên môn hay kinh nghiệm và nhà tuyển dụng cần xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng hay không ?

- Mô tả một thất bại trong công việc của bạn và cách thức bạn đã nỗ lực để vượt qua ?

- Nếu bạn phạm sai lầm trong công việc thì bạn cư xử như thế nào ?

- Công việc nào bạn làm lâu nhất và lý do ?

3. Phần mục tiêu nghề nghiệp

Phần câu hỏi này được thiết kế nhằm xác định rằng người lao động được tuyển dụng có xác định mục tiêu làm việc tại công ty dài hạn hay ngắn hạn và phù hợp với yêu cầu vị trí tuyển dụng hay không ?

- trong 5 năm tới bạn muốn ở đâu trên con đường sự nghiệp của bạn ?

- bạn mong đợi sẽ đạt được những thành tựu gì trong 1 năm tới ?

- Mối quan tâm của bạn lớn nhất đối với vị trí công việc này ?

 

4. Câu hỏi tạo động lực

Phần này nhằm tìm hiểu mong đợi từ ứng viên đối với tổ chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bạn cần người quản lý trực tiếp giúp gì để hoàn thành công việc ?

- Hãy kể cho tôi về một lần xung đột với đồng nghiệp và cách bạn giải quyết ?

- Hãy cho tôi biết thời điểm bạn cần dẫn dắt team của bạn đi đúng hướng ?

 

5. Câu hỏi về tính cách

Nội dung này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định tính cách của ứng viên, điểm mạnh, điểm yếu, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm ...vv

 - điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì ?

- hãy chia sẻ về khoảng thời gian bạn bị áp lực với các trách nhiệm công việc và cách thức để bạn tìm cách vượt qua

- hãy kể cho tôi biết cách bạn phải đối mặt để giải quyết công việc hay nhiệm vụ mà bạn không thích thú ?

 

6. Câu hỏi xác định tính phù hợp

Những nội dung này nhằm kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm của ứng viên đối với các tình huống hay vấn đề. Ví dụ bạn sẽ cần phải cư xử như thế nào nếu team của bạn liên tục không hoàn thành mục tiêu của công ty ?

 

Chuẩn bị kịch bản câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn ứng viên, hãy lên một kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Cần điều chỉnh các câu hỏi của bạn cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của tổ chức và vị trítuyển dụng của bạn, đồng thời tập trung vào nhóm các câu hỏi có thể xác định được ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Các cuộc phỏng vấn chiều sâu sẽ dẫn đến các quyết định tuyển dụng thành công.

 #phongvantuyendung #headhunt #nhatuyendung